Cờ tướng nguồn gốc từ đâu? Lịch sử của bộ môn cờ tướng là gì?

Bạn đang tìm hiểu thông tin cờ tướng nguồn gốc từ đâu? Cờ tướng xuất phát từ nước nào? Một số thông tin cụ thể dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nội dung này.

cờ tướng xuất phát từ nước nào

Cờ tướng có nguồn gốc từ đâu?

Lâu nay, nguồn gốc của cờ tướng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Trung Quốc hay Ấn Độ phát minh ra bộ môn trí tuệ này? Thực tế trên thế giới hiện nay có hai quan điểm liên quan đến thắc mắc cờ tướng xuất xứ từ đâu.

  • Do lục bác phát triển: Bộ môn này du nhập từ Ấn Độ sau đó phát triển thành Saturanga. Tiếp đó, chúng đã được du nhập vào Trung Quốc rồi kết hợp với cờ tướng bản địa để phát triển thành bộ môn cờ tướng như hiện nay.
  • Cờ tướng do cờ Saturanga phát triển bởi một người Ấn Độ. Sau đó, chúng du nhập vào Trung Quốc mà không liên quan gì đến cờ Lục bác.

Theo các chuyên gia gia giả thiết một được ủng hộ từ những trang web của Trung Quốc. Với giả thiết này, cờ tướng có từ Trung Quốc từ lâu đời, trước khi người Ấn Độ có cờ Saturanga. Một số tác phẩm từ thời Chiến Quốc như Thuyết Uyển hay Chiêu hồn Sở Từ cũng đã nhắc đến cờ tướng. Còn giả thiết thứ hai lại được các chuyên gia ủng hộ.

Song cả hai lý thuyết đều cho rằng, cờ tướng ra đời từ thế kỷ VII với xuất xứ liên quan đến Saturanga của Ấn Độ. Loại cờ này được phát minh từ thế kỷ V – VI, trước cờ tướng vào khoảng 200 năm. Sau đó, cờ Saturanga du nhập vào phương Tây phát triển thành cờ vua còn khi đến với các nước phương Đông được phát triển thành cờ tướng.

>>Chọn ngay một bàn cờ tướng đẹp để luyện chơi hàng ngày

cờ tướng nguồn gốc từ đâu

Trung Quốc phát triển cờ tướng thế nào?

Với những thông tin này chắc bạn đã hiểu cờ tướng nguồn gốc từ đâu. Sau đó, người Trung Quốc tiếp tục cải tiến để giúp bộ cờ tướng hoàn thiện như bây giờ.

Cách đặt bàn cờ

Cụ thể là họ đặt quân cờ ở giao điểm các đường trên bàn cờ chứ không phải trên ô. Nhờ đó mà số điểm đi quân nâng lên từ 64 đến 81 và số quân hàng cuối từ 8 lên 9. Quân Tướng sẽ được đặt ở giữa trục bàn cờ và đặt thêm một quân Sỹ ở cạnh Tướng. Nhờ đó mà đảm bảo được tính cân đối của bàn cờ.

Bổ sung Cửu cung

Quan niệm rằng, quốc gia phải có cửu cung, Tướng và Sỹ không thể đi khắp bàn cờ như Saturanga. Vì thế mà Cửu cung được thêm vào bàn cờ tướng, đây cũng là cách thể hiện rõ ràng lối tư duy của người phương Đông phong kiến.

Thay đổi hình dáng quân cờ

Quân cờ trong Saturanga là những hình khối khác nhau còn trong cờ tướng thì những quân cờ giống nhau, khác trên ghi trên đầu được viết bằng chữ Hán. Hình dáng truyền thống của quân cờ là hình dẹt, phẳng được phát triển từ thời Tống.

Điều này được lý giải bởi điều kiện kinh tế lúc bấy giờ không đủ khả năng để phát triển các khối phức tạp như cờ Vua ở phương Tây. Hiện nay, do nhu cầu của người dùng, cờ tướng được tạo hình độc đáo hơn bằng hình tượng cụ thể thay cho chữ viết. Đặc biệt, ở nhiều nước chữ Hán đã được thay thế.

cờ tướng bắt nguồn từ đâu

Ra đời quân Pháo

Pháo là quân cờ được bổ sung vào thời Đường. Do đặc trưng đặt quân trên đường giao nhau của các ô mà quân pháo trong cờ tướng có chỗ đứng. Nhiều người cũng cho rằng, quân Pháo xuất hiện muộn là do ngày xưa không có pháo binh.

Xuất xứ tên gọi cờ tướng

Như vậy, bạn đã hiểu rõ cờ tướng nguồn gốc từ đâu, nhưng bạn đã hiểu được cái tên cờ tướng từ đâu mà ra chưa?

Theo đó, bàn cờ tướng là trận địa sinh động có tầng lớp, đủ binh chủng ở trên chiến trường với khả năng công, thủ và các quân chia thành ba lớp xen kẽ với nhau. Ngoài ra, còn có cả ‘sông’, quan và quân ra trận…

Chính điều này mang sắc thái Phương Đông rõ rệt vì thế người Trung Quốc đã đặt chúng với tên gọi Tượng Kỳ. Trong đó, Tượng là hình tượng, cụ thể đây là loại cờ có đầy đủ ý nghĩa được thể hiện bằng hàng loạt các hình tượng.

Song nhiều người lại cho rằng, Trung Quốc không có voi nên khi tiếp cận với cờ Saturanga thấy có quân Voi, thấy lạ vì thế mà họ gọi là Tượng kỳ, điều này để kỷ niệm quân cờ kỳ lạ đó. Vì thế mà nhiều người giải thích tượng kỳ có nghĩa là cờ voi.

Còn ở Việt Nam loại cờ này từ xưa đến nay đã được gọi là cờ tướng chứ không phải cờ tượng. Chuyên gia giải thích, tướng cầm đầu vì thế cờ được gọi là Cờ Tướng, điều này cũng thể hiện sự gần gũi và dễ hiểu của tiếng Việt. Còn cờ Vua, sau khi vào Trung Quốc họ gọi với cái tên dài dòng và mỹ miều là “Quốc tế tượng kỳ” (cờ voi thế giới) và cho đến nay họ vẫn gọi như vậy, trong khi người Việt chỉ gọi một tên ngắn gọn lại là cờ vua.

Hy vọng rằng, với những thông tin này bạn có thể hiểu rõ cờ tướng nguồn gốc từ đâu, cờ tướng xuất phát từ nước nào. Tham khảo thật kỹ thông tin để có được hiểu biết cụ thể và chính xác nhất nhé.